THÉP THẾ GIỚI VÀO THỜI KỲ LAO DỐC NGÀY 22/1/2016/ PHÚ QUÝ

 Đăng bởi: Admin 26/06/2019

Hiện tại nền công nghiệp thép lớn nhất thế giới lao vào cơn "khủng hoảng"

 (22/01/2016)

Theo ghi nhận Sản lượng thép tại quốc gia có nền công nghiệp sản xuất lớn nhất thế giới đã công bố lần sụt giảm lần đầu tiên trong 25 năm qua.


 Trung Quốc sản lượng thép đã rơi xuống đáy trong năm 2015

Các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, chiếm một nửa nguồn cung toàn cầu, đã chịu nhiều “sóng gió” trong năm qua, lần đầu tiên kể từ năm 1991 khi nhu cầu trong nước giảm, giá cả lao dốc và ngành sản xuất phải vật lộn với dư thừa năng suất lao động. Sản lượng thép thô đã giảm 2,3% xuống còn 803,83 triệu tấn, theo số liệu của Cục Thống kê. Đầu tháng 12, sản lượng đã giảm 5,2% xuống còn 64,37 triệu tấn so với năm trước đó.

Nhu cầu sụt giảm khi mà các nhà hoạch định chính sách vẫn đang tìm cách chèo lái con thuyền kinh tế đi từ đầu tư đến tăng trưởng trong tiêu dùng. Nền kinh tế đã tăng trưởng 6,9 % trong năm qua, mức tăng thấp nhất kể từ năm 1990. Sản lượng thép có thể sẽ giảm 2,6% trong năm nay, làm suy yếu triển vọng tăng trưởng đối với ngành vận chuyển quặng sắt, theo dự đoán của Tập đoàn Citigroup Inc.

"Điều này đánh dấu một sự khởi đầu của giai đoạn suy giảm sản lượng thép tại Trung Quốc khi nền kinh tế này vẫn tăng trưởng chậm chạp", Xu Huimin, một chuyên gia phân tích của Tập đoàn Huatai Great Wall Futures Co. tại Thượng Hải cho biết. "Rất có thể chúng ta sẽ nhìn thấy sản lượng bị cắt giảm nhiều hơn nữa trong năm nay, mặc dù mức độ sụt giảm được xem là khá giống với năm 2015. Việc cắt giảm nguồn cung trong một thị trường dư thừa như thế này là một giai đoạn kéo dài bởi các nhà máy vẫn muốn duy trì thị phần của mình".

Sản lượng thép thô tại Trung Quốc đã tăng hơn 12 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2014, và sự tăng trưởng này là biểu tượng cho sự nổi lên của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Nhu cầu đã tăng cao khi các nhà hoạch định chính sách đã xây dựng hàng loạt các cơ sở hạ tầng, chuyển hàng triệu người dân đến nhiều thành phố khác nhau, thúc đẩy tiêu thụ ô tô và các thiết bị khác.

Quý “tệ” nhất trong năm

Nền kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại trong tháng 12, khép lại năm 2015 bằng một quý tăng trưởng thấp nhất kể từ suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009, khi các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản muốn đấu tranh để thực hiện quy trình chuyển đổi, nhằm thúc đẩy tiêu dùng. Sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư tài sản cố định đều chậm lại vào cuối năm, trong khi tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 6,8% trong quý IV so với một năm trước đó.

Nhu cầu thép của Trung Quốc đang sụt giảm lần đầu tiên sau một giai đoạn phát triển kéo dài, buộc các nhà máy của nước này phải xuất khẩu một lượng kim loại ở mức cao kỷ lục. Các lô hàng xuất khẩu đã tăng 20% trong năm qua lên mức 112,4 triệu tấn, mức cao nhất trong lịch sử nước này. Nguồn cung dư thừa, đặc biệt đến từ thị trường Trung Quốc đã buộc chính phủ các nước khác trên thế giới phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ thị trường nội địa.

Cắt giảm sản lượng thép hơn nữa là cần thiết bởi tiêu thụ nội địa đang ngày càng suy yếu và các nhà sản xuất thép phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ hàng xuất khẩu, theo ông Li Xinchuang, Phó tổng thư ký Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc. Sản lượng có thể giảm xuống còn khoảng 783 triệu tấn trong năm nay, Hiệp hội này cho biết. Nguồn inoxphuquy.com

0906.892.569